HỘI THẢO ‘’ĐÁNH GIÁ 500 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LỚN NHẤT VIỆT NAM” (VPE 500- BÁO CÁO NĂM 2023)

Xã hội | 13/09/2023

Ngày 31/ 8/ 2023, tại Hà Nội, với sự tài trợ của Konrad Adenauer Stiftung, Viện Chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội thảo về “Đánh giá 500 doanh nghiệp  tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE 500- Báo cáo năm 2023)”. Hơn 100 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các hiệp hội và tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đại diện các doanh nghiệp và cá nhân các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về doanh nghiệp và kinh tế đã tham dự hội thảo.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển phát  biểu khai mạc Hội thảo

Trình bày báo cáo chính tại Hội thảo, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Nghiên cứu quốc tế nhận định rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, nhưng chưa có những doanh nghiệp đạt tầm cỡ thế giới. Về tổng thể, các doanh nghiệp thuộc danh sách VPE 500 của Việt Nam hoạt động khá ổn định trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của dịch bệnh Covid 19, nhưng số doanh nghiệp liên tục nằm trong danh sách này không nhiều, kể cả trong 2 lĩnh vực mà nhiều chuyên gia cho rằng ít biến động như công nghiệp chế tạo và dịch vụ. So với những năm trước, tỷ trọng giá trị tài sản và doanh thu của VEP 500 đã tăng lên trong năm 2023. Tuy nhiên, mức độ thu hút lao động vào các doanh nghiệp VEP 500 thay đổi không đáng kể. Tác động lan tỏa năng suất của các doanh nghiệp EVP 500 đối với các doanh nghiệp nhỏ trong cùng ngành được ghi nhận là tích cực. Điểm đáng quan tâm là trong các doanh nghiệp thuộc danh sách VEP 500, tỷ lệ có lãnh đạo là nữ (chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc) khá cao, tới hơn 70%.

  1. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Quốc tế, Viện Chiến lược phát triển trình bày báo cáo chính tại Hội thảo

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương đã báo cáo về mô hình quản trị của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Số liệu khảo sát cho thấy rằng chất lượng quản trị công ty đã có sự phân hóa, số điểm tối đa mà nhiều công ty đạt được tăng lên, nhưng số điểm tối tiểu mà nhiều doanh nghiệp được chấm cũng giảm đi, trong khi điểm đánh giá bình quân cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung biến động không ổn định, giảm đi vào năm 2020 rồi tăng chút ít năm 2021 (nhưng chưa bằng được mức đã đạt năm 2019, thậm chí chưa bằng mức từng đạt vào năm 2018). Trong giai đoạn tới, mô hình và các hoạt động quản trị của doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển đổi số và sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp lớn có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa- dù cũng rất quan trọng- không thể thay thế được. Các doanh nghiệp lớn có cơ hội tốt để phát triển và phát huy tốt vai trò của mình. Nhiều yếu tố và biến động kinh tế- xã hội cũng như khoa học- công nghệ đang tác động tích cực tới hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện cũng có những rào cản trên thị trường vốn, thị trường bất động sản, … cần khắc phục để điều kiện phát triển, phát huy vai trò của các doanh nghiệp lớn được thuận lợi hơn. Một số chuyên gia cho rằng nên tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về những doanh nghiệp đã bị đưa ra khỏi danh sách VPE 500, hoạt động của họ, những nhân tố tác động tới những biến động này để rút ra những bài học thực tiễn cho các doanh nghiệp khác. Vai trò của Nhà nước và tác động của những giải pháp mà Nhà nước đã tiến hành, đặc biệt là việc cải thiện môi trường kinh doanh, các hoạt động chống tham nhũng, tác động của các doanh nghiệp lớn tới sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, … cũng là chủ đề cần được nghiên cứu sâu hơn. Vai trò của các doanh nghiệp trong danh sách VPE 500 trong các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá sâu hơn để có thể đề xuất những chính sách của Nhà nước và quan trọng hơn, là để nâng cao tính bền vững của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp trong danh sách VPE 500 nói riêng. Chỉ trong trường hợp như vậy, Việt Nam mới có thể tạo ra được những doanh nghiệp có tầm quốc tế.

Tin và ảnh: Vũ Thận

Viện Kinh tế- Xã hội và Công nghệ

HỘI THẢO

‘’ĐÁNH GIÁ 500 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LỚN NHẤT VIỆT NAM”

(VPE 500- BÁO CÁO NĂM 2023)

Ngày 31/ 8/ 2023, tại Hà Nội, với sự tài trợ của Konrad Adenauer Stiftung, Viện Chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội thảo về “Đánh giá 500 doanh nghiệp  tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE 500- Báo cáo năm 2023)”. Hơn 100 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các hiệp hội và tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đại diện các doanh nghiệp và cá nhân các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về doanh nghiệp và kinh tế đã tham dự hội thảo.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển phát  biểu khai mạc Hội thảo

Trình bày báo cáo chính tại Hội thảo, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Nghiên cứu quốc tế nhận định rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, nhưng chưa có những doanh nghiệp đạt tầm cỡ thế giới. Về tổng thể, các doanh nghiệp thuộc danh sách VPE 500 của Việt Nam hoạt động khá ổn định trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của dịch bệnh Covid 19, nhưng số doanh nghiệp liên tục nằm trong danh sách này không nhiều, kể cả trong 2 lĩnh vực mà nhiều chuyên gia cho rằng ít biến động như công nghiệp chế tạo và dịch vụ. So với những năm trước, tỷ trọng giá trị tài sản và doanh thu của VEP 500 đã tăng lên trong năm 2023. Tuy nhiên, mức độ thu hút lao động vào các doanh nghiệp VEP 500 thay đổi không đáng kể. Tác động lan tỏa năng suất của các doanh nghiệp EVP 500 đối với các doanh nghiệp nhỏ trong cùng ngành được ghi nhận là tích cực. Điểm đáng quan tâm là trong các doanh nghiệp thuộc danh sách VEP 500, tỷ lệ có lãnh đạo là nữ (chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc) khá cao, tới hơn 70%.

  1. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Quốc tế, Viện Chiến lược phát triển trình bày báo cáo chính tại Hội thảo

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương đã báo cáo về mô hình quản trị của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Số liệu khảo sát cho thấy rằng chất lượng quản trị công ty đã có sự phân hóa, số điểm tối đa mà nhiều công ty đạt được tăng lên, nhưng số điểm tối tiểu mà nhiều doanh nghiệp được chấm cũng giảm đi, trong khi điểm đánh giá bình quân cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung biến động không ổn định, giảm đi vào năm 2020 rồi tăng chút ít năm 2021 (nhưng chưa bằng được mức đã đạt năm 2019, thậm chí chưa bằng mức từng đạt vào năm 2018). Trong giai đoạn tới, mô hình và các hoạt động quản trị của doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển đổi số và sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp lớn có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa- dù cũng rất quan trọng- không thể thay thế được. Các doanh nghiệp lớn có cơ hội tốt để phát triển và phát huy tốt vai trò của mình. Nhiều yếu tố và biến động kinh tế- xã hội cũng như khoa học- công nghệ đang tác động tích cực tới hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện cũng có những rào cản trên thị trường vốn, thị trường bất động sản, … cần khắc phục để điều kiện phát triển, phát huy vai trò của các doanh nghiệp lớn được thuận lợi hơn. Một số chuyên gia cho rằng nên tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về những doanh nghiệp đã bị đưa ra khỏi danh sách VPE 500, hoạt động của họ, những nhân tố tác động tới những biến động này để rút ra những bài học thực tiễn cho các doanh nghiệp khác. Vai trò của Nhà nước và tác động của những giải pháp mà Nhà nước đã tiến hành, đặc biệt là việc cải thiện môi trường kinh doanh, các hoạt động chống tham nhũng, tác động của các doanh nghiệp lớn tới sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, … cũng là chủ đề cần được nghiên cứu sâu hơn. Vai trò của các doanh nghiệp trong danh sách VPE 500 trong các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá sâu hơn để có thể đề xuất những chính sách của Nhà nước và quan trọng hơn, là để nâng cao tính bền vững của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp trong danh sách VPE 500 nói riêng. Chỉ trong trường hợp như vậy, Việt Nam mới có thể tạo ra được những doanh nghiệp có tầm quốc tế.

Tin và ảnh: Vũ Thận

Viện Kinh tế- Xã hội và Công nghệ

Chia sẻ facebook message twitter
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x